Tình trạng bảo tồn Cầy giông

Bản vẽ cầy giông của Hodgson

Loài cầy giông được bảo vệ hoàn toàn ở Malaysia theo Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã năm 1972 và được liệt kê trong Mục II của Luật Bảo vệ Động vật hoang dã Trung Quốc. Trung quốc đã liệt chúng vào danh sách ‘Nguy cấp’ theo tiêu chuẩn A2acd, và chúng là loài được Nhà nước bảo vệ ở cấp độ II (do nạn săn bắt để lấy thịt và tuyến xạ). Chúng được bảo vệ ở Thái Lan, Việt Nam và Myanmar. Chúng được tìm thấy ở một số khu bảo tồn trong phạm vi phân bố của chúng. Loài này ở Ấn Độ đã được liệt kê trong phụ lục III của Công ước CITES.[1]

Tại Hồng Kông, chúng là loài được bảo vệ theo Pháp lệnh Bảo vệ Động vật hoang dã 170, mặc dù chúng đã không còn được tìm thấy trong điều kiện tự nhiên ở Hồng Kông từ những năm 1970, và được xem là loài bị đe dọa nghiêm trọng.[9]

Riêng tại Việt Nam, do cầy giông là một loại thực phẩm ngon, mật của chúng có tác dụng chữa bệnh cho phụ nữ khi sinh đẻ, da và lông để sản xuất hàng may mặc, tuyến xạ được dùng trong công nghệ sản xuất nước hoa nên chúng thường xuyên phải đối mặt với việc bị con người săn bắt.. Vì thế, đây là loài bị nghiêm cấm săn bắt và gây nuôi ở Việt Nam.[3][4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cầy giông http://books.google.com/books?id=ka-9f68nPT4C&pg=P... http://www.google.com/books?id=JgAMbNSt8ikC&pg=PA5... http://www.bucknell.edu/msw3/browse.asp?id=1400042... http://animaldiversity.ummz.umich.edu/site/account... http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai... http://www.iucnredlist.org/details/41709/0 //www.worldcat.org/oclc/62265494 http://kiemlamangiang.gov.vn/medicinalplants.aspx?... https://web.archive.org/web/20131029192851/http://... https://species.wikimedia.org/wiki/Viverra_zibetha...